Bé ra nhiều mồ hôi đầu khi bú là tình trạng rất thường gặp. Điều này làm các mẹ vô cùng lo lắng về vấn đề sức khỏe của bé. Liệu triệu chứng đó có gì nguy hiểm hay không? Nếu bé yêu của bạn đang gặp phải tình trạng này thì đừng bỏ qua những tư trang kiến thức tốt nhất ở bài viết dưới đây để có phương pháp chăm sóc tốt hơn nhé!
Tại sao bé ra nhiều mồ hôi đầu khi bú?
Ở trẻ em sơ sinh luôn có nhiệt độ phần đầu cao hơn ở những vùng khác trên cơ thể. Vì vậy các tuyến mồ hôi cũng tập trung dày đặc ở đầu nhiều hơn khiến cho đầu, trán, mặt trẻ là nơi đổ mồ đầu tiên khi cơ thể ở nhiệt độ cao.
Cơ chế đổ mồ hôi là hoạt động phản xạ bình thường của cơ thể để hạ nhiệt độ và làm mát. Chính vì vậy rất có thể trẻ em ra nhiều mồ hôi đầu khi bú là do những nguyên nhân sau:
Hoạt động nhiều
Cơ thể trẻ em có phần mô cơ rất yếu vì vậy hoạt động bú mút của cơ hàm trong thời gian dài cũng giống như thực hiện một bài tập thể dục. Vận động này sẽ làm nóng cơ thể, tăng nhịp tim và nhịp thở, khiến bé ra nhiều mồ hôi đầu khi bú.
Áp sát với da mẹ
Việc áp sát mặt vào bầu ngực khi bú mẹ có thể khiến da của bé bí bách, nóng nực. Lúc này tuyến mồ hôi sẽ điều tiết thân nhiệt bằng cách tiết nhiều mồ hôi ở đầu để làm mát cho bé.
Tiếp xúc gần với cơ thể mẹ
Phần ngực của mẹ là nơi gần tim nhất vì vậy sẽ là nơi có thân nhiệt cao nhất. Khi cho bé bú, các mẹ thường ôm sát con vào lòng, để mặt bé tiếp xúc gần với bầu ngực.
Điều này sẽ khiến nhiệt độ của cơ thể mẹ truyền sang bé khiến thân nhiệt bé tăng cao và gây đổ mồ hôi nhiều hơn ở đầu, trán, mặt.
Mặc nhiều quần áo
Các mẹ luôn ở cơ thể em bé bị lạnh nên luôn cho bé mặc bỉm, áo, quần, trùm khăn, đội mũ,… Điều này sẽ khiến bé thấy nóng và gây đổ mồ hôi nhiều hơn khi bú.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khiến cơ thể bé tăng thân nhiệt như môi trường bí bách, hơ lửa khi ở cữ, khóc,… cũng sẽ khiến bé ra nhiều mồ hôi đầu khi bú.
Cách giúp bé không ra mồ hôi khi bú mẹ
- Cho bé bú ở môi trường có nhiệt độ mát, thông thoáng, có ít gió tự nhiên để không gây ngột ngạt cho bé
- Hạn chế hơ lửa quá nhiều khi ở cữ
- Không lay và đưa bé khi bé đang bú, hãy cố giữ cho cơ thể bé nằm ở tư thế thoải mái, thư giãn nhất để quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, tránh bị sốc ruột và khiến bé tăng thân nhiệt
- Không nên đội mũ, che khăn, trùm chăn khi bé đang bú để giúp da phần đầu của bé thông thoáng, tránh bí bách, nóng bức
- Giữ khoảng cách thoải mái nhất giữa cơ thể bé và mẹ, tránh ôm sát cơ thể bé vào người và tiếp xúc với da mẹ
- Cắt bớt phần tóc nếu tóc bé quá dài và dày
- Thay đổi tư thế bú sau mỗi 15-10 phút, cho bé bú đều cả hai bên để cơ thể bé thả lỏng các cơ và tránh sự truyền nhiệt từ cơ thể mẹ
- Mẹ nên giữ tâm trạng thư giãn, thả lỏng cơ thể và mặc quần áo thoáng mát khi cho bé bú
- Mặc quần áo vừa phải, chất vải mỏng, mát, mềm và hút mồ hôi để bé không bị nóng
- Dùng khăn mềm hoặc khăn thấm nước mát lau mặt, trán, đầu thường xuyên cho bé khi bú
- Không nên cho bé nằm nệm, lót mềm lông khi bú
Thời điểm bé ra nhiều mồ hôi đầu khi bú cần đi khám
Bé ra nhiều mồ hôi đầu khi bú có thể do một số các nguyên nhân khách quan như trên. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp hiếm xảy ra có thể là đổ mồ hôi cho thấy một bệnh lý nguy hiểm nào đó.
Vì vậy lúc này bạn cần phải giữ bình tĩnh, trang bị đầy đủ kiến thức chăm sóc bé, quan sát hiện trạng và cho bé đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Khi bạn đã áp dụng mọi cách giúp bé không ra mồ hôi khi bú mẹ ở trên mà cơ thể bé vẫn ra nhiều mồ hôi đầu thì bạn nên sử dụng nhiệt kế để đo thân nhiệt của bé. Nếu thân nhiệt cao, hãy sơ cứu hạ nhiệt cho bé vì rất có thể bé bị sốt cảm.
Ngược lại, nếu bạn nhận thấy cơ thể bé vẫn ở nhiệt độ ổn định nhưng mồ hôi đầu lại ra nhiều khi bú. Lúc này hãy giữ bình tĩnh, quan sát tỉ mỉ nhịp thở của bé có đều và nhẹ hay không? vì trong ột số trường hợp có thể là do bé bị ngạt mũi, khó thở.
Nếu không có dấu hiệu ngạt thở, bạn hãy quan sát cơ thể bé có dấu hiệu mệt mỏi, kiệt sức, lờ đờ và dễ ngủ trong lúc bú hoặc bé bỏ bú, quấy khóc, da xanh nhạt thì hãy lập tức đưa bé đến khám bác sĩ để cấp cứu kịp thời nhé.
Hi vọng những điều trên bài viết chia sẻ sẽ giúp bạn bớt lo lắng về tình trạng bé ra nhiều mồ hôi đầu khi bú. Đồng thời, hãy trang bị cho mình những kiến thức chăm sóc trẻ em cần thiết trên bài viết để không rơi vào những tình huống nguy hiểm khi làm mẹ nhé!
Xem thêm:
Bình luận