Nhiều dòng xịt khử mùi giày hiện nay được ưa chuộng không chỉ vì khả năng khử mùi, kháng khuẩn, giảm bớt mồ hôi. Tuy nhiên không phải ai cũng đã biết hết cách sử dụng xịt khử đúng cách. Theo dõi bài viết này nếu bạn muốn khám phá những điều đó nhé.
Hướng dẫn sử dụng cách xịt khử mùi giày
Thông thường các dạng khử mùi đều thiết kế dưới dạng xịt và dễ sử dụng. Để sản phẩm đạt tối đa giá trị sử dụng, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Tùy theo mỗi dòng sản phẩm mà có cách xịt khác nhau, tuy nhiên đại đa số sản phẩm đều trải qua các bước khá giống nhau.
Đầu tiên, bạn cần xoay nắp bình xịt cho đến khi phần vòi xịt lộ ra bên ngoài. Tiếp đến, bạn cần đặt giày lên trên mặt phẳng nằm ngang. Bạn bắt đầu cầm ngược bình xịt lại và nhấn mạnh để hơi hơi có thể lan tỏa vào trong giày. Như vậy, là bạn đã có thể khử mùi và những vi khuẩn đáng ghét trong đôi giày của bạn rồi đấy.
Các loại xịt giày bây giờ có thể dùng cho cả giày thế thao, vì thế đói với những người hoạt động thể thao nó có thể giúp đôi giày của bạn được khử mùi lên tới 24 tiếng đồng hồ. Bạn nên lưu ý chọn những sản phẩm có tính kháng khuẩn an toàn cho da được công nhận bởi các chuyên gia da liễu để khi bạn sử dụng chân trần trực tiếp mang giày mà không cần phải lo ngại vấn đề gì.
Những lưu ý khi sử dụng cách xịt khử mùi giày
Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý các dạng xịt khử mùi giày đều được sản xuất dưới dạng khí nén trong bình, vì thế rất dễ gây cháy nổ. Bạn lưu ý không nên cạy nắp bình xịt khử mùi giày, kể cả khi bạn đã sử dụng nó hết hoàn toàn. Một điều cũng quan trọng không kém là bạn không nên để bình xịt gần lửa và những nguồn nhiệt trên 50 độ C, điều này rất dễ xảy ra cháy nổ.
Một lưu ý quan trọng khi bạn lựa chọn bình xịt khử mùi giày khá là quan trọng là hương. Hương dễ chịu cũng khiến bạn tự tin hơn đấy, tuy nhiên bạn nên lưu ý là là hạn chế ngửi những hương này nhiều. Nếu không mày bạn để xịt khử dính vào mặt, bạn có thể rửa ngay lập tức với nước. Tuy nhiên nếu bạn bị dính quá nhiều thì sau khi rửa sạch với nước bạn cũng nên đến ngay để gặp bác sĩ để được hỗ trợ.
Thêm vào đó, khi sử dụng bạn cũng nên lưu ý là giày của bạn phải khô hoàn toàn. Bạn hãy đợi cho giày của bạn khô triệt để rồi mới sử dụng để tăng tính hiệu quả, nếu giày của bạn còn ướt mà bạn sử dụng thì có thể gây ra mùi hôi khó chịu đấy.
Những cách khử mùi hôi giày khác
Phơi nắng
Phơi nắng giày được xem là cách hong khô giày nhanh nhất và rẻ nhất. Tia tử ngoại của mặt trời sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn có trong giày của bạn. Tuy nhiên, bạn đừng phơi giày quá lâu sẽ khiến cho lớp da giày của bạn rất dễ bị giòn và gãy. Bạn chỉ cần phơi giày dưới nắng từ 30-60 phút là vừa đủ.
Hút ẩm bằng giấy báo
Một cách cũng khá hiệu quả và tận dụng những vật bỏ đi như giấy báo để hạn chế mùi hôi giày. Bạn có thể vo giấy thành cục tròn và nhét vào giày mỗi khi đi làm về. Hoặc bạn có thể lấy một ít baking soda cho vào túi vải nhỏ và bỏ vào giày. Hoặc đôi khi bạn có thể thay thế bằng gói chống ẩm. Việc hút ẩm thường xuyên cho giày được xem là cần thiết vì đảm bảo đôi giày của bạn luôn khô thoáng.
Dùng máy sấy giày
Ngoài ra, nếu bạn quá bận rộn mà không có thời gian để giày khô dưới ánh nắng bạn có thể sử dụng máy sấy giày mini tiện dụng. Bạn chỉ cần cho máy vào giày, là sáng hôm sau đôi giày của bạn đã thông thoáng, khô ráo và không còn bất kỳ mùi mồ hôi khó chịu nào rồi.
Tinh dầu
Bạn cũng có thể khử mùi giày bằng cách nhỏ vài giọt tinh dầu vào khăn giấy sau đó để vào giày. Nó khử mùi khá hiệu quả đấy. Nó cũng có chức năng loại bỏ mùi khá cao và đôi khi mùi tinh dầu cũng giúp bạn giải tỏa stress khá nhiều.
Vỏ quýt, vỏ cam
Sau khi ăn cam và quýt xong, bạn có thể tận dụng ngày vỏ của chúng để có thể khử mùi hôi của giày đấy. Đây là liệu pháp tự nhiên cũng như tiết kiệm thời gian, tiền bạc khá hiệu quả đấy.
Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin về bình xịt khử mùi giày và những lưu ý khi sử dụng chúng. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm một số giải pháp tự nhiên bên dưới để giúp bạn tiết kiệm thêm thời gian và tiền bạc. Một điều bạn cần lưu ý là đảm bảo giày của bạn hoàn toàn khô trước khi sử dụng bình xịt để tránh gây phản tác dụng nhé.
Bình luận