Mồ hôi đầu ở trẻ em là một tình trạng khá phổ biến. Hầu hết các trường hợp này là bình thường nhưng cũng có thể là một dấu hiệu bệnh lý ở trẻ. Hiểu được nguyên nhân gây bệnh này, Xịt Khử Mùi đã đưa ra những cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em hiệu quả và nhanh chóng sau.
Các loại mồ hôi ở trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ đổ mồ hôi cũng là dấu hiệu của một hiện tượng bệnh lý hoặc sinh lý không ổn định. Các mẹ tuyệt đối không nên xem thường và càng phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về trường hợp này để sớm xử lý, phòng tránh rủi ro khi chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh tại nhà nhé:
Mồ hôi trộm bệnh lý
Đổ mồ hôi trộm bệnh lý là tình trạng báo động mà các mẹ không nên chủ quan bởi đây là dấu hiệu cho thấy sức khỏe bé không tốt, có vấn đề. Trường hợp này có thể nhận biết dễ dàng khi thấy trẻ đổ mồ hôi nhiều mặc dù trong tình trạng thời tiết mát mẻ, quần áo thoáng đãng, đổ mồ hôi khi bú mẹ hoặc sau khi ngủ dậy.
Mồ hôi trộm bệnh lý còn dễ dàng nhận biết và phân biệt bởi các triệu chứng sức khỏe của bé như ngực nhô, đầu xương to, kén ăn, quấy khóc,… Kèm theo đó, bé sẽ đổ mồ hôi nhiều ở những vùng trán, nách, hai bàn tay, bàn chân,..
Mô hôi trộm sinh lý
Đổ mô hôi trộm sinh lý là hiện tượng sinh lý hết sức của cơ thể bé khi phản ứng với các tác động từ môi trường. Trường hợp này bé bị đổ mồ hôi khi vận động nhanh, thời tiết nắng nóng, môi trường oi bức, … Khi đó các tuyến mồ hôi của bé sẽ hoạt động nhiều hơn để giúp cơ thể tỏa nhiệt, ổn định thân nhiệt.
Đổ mô hôi trộm sinh lý thường tiết ra ở đầu, cổ và lưng của trẻ, tuy nhiên, các mẹ không cần lo lắng vì trường hợp này không ảnh hưởng sức khỏe của bé.
Nguyên nhân đổ mồ hôi đầu ở trẻ
Đầu là vùng đổ mồ hôi nhiều và đầu tiên trên cơ thể trẻ sơ sinh, vì vậy các mẹ nên chịu khó quan sát và xác định nguyên nhân đổ mồ hôi đầu của trẻ, từ đó có cách xử lý đúng cách, tránh tình trạng nguy hiểm cho bé. Một số nguyên nhân đổ mồ hôi đầu ở trẻ như sau:
Chứng tăng tiết mồ hôi
Ở trẻ nhỏ, tuyến mồ hôi nhiều hơn người lớn, thân nhiệt dễ dàng thay đổi khi chịu tác động từ nhiệt độ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể. Do đó, một số trẻ mắc chứng tăng tiết mồ hôi sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn khi môi trường bên ngoài nóng nực.
Vận động nhiều
Vận động nhiều khiến nhịp tim tăng nhanh, bé bị mất năng lượng và sức lực, do đó, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao. Lúc này các tuyến mồ hôi sẽ bắt đầu bài tiết nhiều hơn để ổn định và điều hoàn thân nhiệt.
Rối loạn hệ thần kinh thực vật
Ở trẻ sơ sinh, hệ thống thần kinh hình thành chưa ổn định và dễ bị thay đổi. Do đó, ở một số trẻ mắc chứng rối loạn hệ thần kinh thực vật tạm thời sẽ đổ mồ hôi đầu nhiều hơn.
Mặc nhiều quần áo
Các mẹ thường có tâm lý lo sợ cơ thể trẻ em đề kháng yếu, nên luôn mặc nhiều quần áo, dày dặn cho bé trước quạt, máy lạnh. Tuy nhiên, việc mặc nhiều quần áo có thể khiến trẻ ngột ngạc, nóng nực, khó điều tiết thân nhiệt và dẫn đến đổ mồ hôi đầu ở trẻ.
Mặc quá nhiều quần áo có thể khiến trẻ đổ mồ hôi trộm
Trẻ em suy dinh dưỡng, thiếu chất
Thiếu canxi, còi xương, thiếu chất, vitamin D sẽ khiến trẻ mắc chứng đổ mồ hôi trộm ở đầu thường xuyên kèm theo tình trạng khó chịu, quấy khóc,…
Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh
Những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh như hở van tim, van tim hẹp,…. thì tim hoạt động nhanh hơn trẻ khỏe mạnh, bình thường. Do đo, thân nhiệt cũng cao hơn và đổ mồ hôi trộm ở đầu.
Bú mẹ quá lâu
Khi cho bé bú, các mẹ nên thỉnh thoảng ngửa đầu bé ra để thoáng khí, giúp da bé tỏa nhiệt vì khi tì mặt và đầu vào bầu ngực của mẹ, nhiệt độ của cơ thể mẹ sẽ khiến bé bị nóng nực và đổ mồ hôi đầu, mặt nhiều hơn.
Nhiệt độ môi trường quá cao
Cũng như người lớn, khi nhiệt độ môi trường quá cao, cơ thể sẽ bị oi bức, mất nước vì phải tiết nhiều mồ hôi để điều hòa nhiệt độ cơ thể. Vì vậy trẻ em đổ mồ hôi trộm do môi trường quá nóng cũng là tình trạng phổ biến.
Bệnh đổ mồ hôi đầu có thực sự nguy hại cho trẻ?
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đổ mồ hôi đầu ở trẻ bao gồm: hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện hoặc do trẻ quấy khóc quá nhiều, do quá nóng vì bé mặc quá nhiều lớp áo, do tuyến mồ hôi của mỗi trẻ đồng thời cũng do trẻ bị bệnh tim bẩm sinh…
Phụ huynh rất lo lắng trước tình trạng đổ mồ hôi ở trẻ em, tuy nhiên tuỳ vào nguyên nhân gây ra tình trạng đổ mồ hôi đầu ở trẻ mà mức độ nguy hại cũng như cách chữa trị cũng sẽ khác nhau.
Đa số các trường hợp đổ mồ hôi đầu ở trẻ là một triệu chứng bình thường tuy nhiên trong một số trường hợp việc đổ mồ hôi này chính là biểu hiện của một bệnh lý của bé, đây là điều mà phụ huynh cần phải lưu ý.
Phụ huynh cần phải xác định được rõ được tình trạng đổ mồ hôi ở con em mình là tình trạng bệnh lý hay không bệnh lý để có được phương pháp điều trị hợp lý hoặc đến tìm gặp bác sĩ để có được lời khuyên và tư vấn tốt nhất.
Cách chữa đổ mồ hôi đầu ở trẻ em dễ dàng ngay tại nhà
Một số trường hợp đổ mồ hôi trộm sinh lý ở trẻ, các mẹ có thể áp dụng những mẹo xử lý đúng cách để giúp bé ổn định thân nhiệt, từ đó giảm tiết mồ hôi hiệu quả, tránh tình trạng mất nước, thiếu năng lượng và bé quấy khóc, mệt mỏi, bực dọc,..Bỏ túi và áp dụng ngay cách chữa đổ mồ hôi đầu ở trẻ em dễ dàng ngay tại nhà dưới đây để chăm sóc trẻ toàn diện nhé.
Cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ sơ sinh bằng cách cho trẻ tắm nắng
Cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em hiệu quả và phổ biến nhất chính là cho trẻ tắm nắng, cách này sẽ giúp bổ sung cho bé một lượng vitamin D đầy đủ. Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp này, phụ huynh cần chú ý đến khung giờ vì ánh sáng mặt trời tốt nhất là trước 8h sáng.
Đồng thời cần phải lưu ý rằng trẻ trên 10 ngày tuổi mới được tắm nắng và số ngày tắm nắng tốt nhất trong 1 tháng là 15 ngày.
Giữ thân nhiệt thoáng mát để tránh đổ mồ hôi đầu ở trẻ em
Cách trị tiếp theo được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm đó chính là luôn giữ thân nhiệt của trẻ được mát mẻ, cơ thể bé luôn sạch sẽ đồng thời không gian phòng, nhà luôn đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ với nhiệt độ giao động từ 26-27 độ C.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp giảm mồ hôi đầu
Bên cạnh đó, cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em bằng chế độ dinh dưỡng bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như protein, vitamin, canxi, kẽm.., cũng là một phương pháp hiệu quả giúp giảm đổ mồ hôi đầu ở trẻ rất hiệu quả.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp giảm mồ hôi đầu
Vì vậy, các mẹ có thể bổ sung nhiều dưỡng chất như canxi và vitamin D trong khẩu phần ăn của con. Những dưỡng chất này góp phần cho bé tăng cường phát triển Bên cạnh đó, cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em bằng chế độ dinh dưỡng bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cũng là một phương pháp giúp giảm đổ mồ hôi đầu ở trẻ rất hiệu quả. Bởi vì một trong số những nguyên nhân phổ biến gây chứng đổ mồ hôi đầu ở trẻ đó là thiếu chất, còi xương.
xương và sức khỏe vô cùng hiệu quả. Từ đó, giúp các tuyến mồ hôi hoạt động ổn định trở lại.
Khẩu phần ăn dành cho bé cần có đầy đủ những nhóm thực phẩm sau:
- Một số thực phẩm giàu vitamin D như nấm, trứng cá, trứng, đậu nành, sữa,…
- Các thực phẩm giàu canxi như ốc, tôm, cua, rau lá xanh, phô mai, sữa chua,…
- Ngoài ra, hàm lượng kẽm, sắt trong rau xanh, bông cải, các loại hạt, đậu, quả,… cũng là những nguồn dinh dưỡng tốt mà các mẹ có thể bổ sung cho bé.
Ngoài ra, cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày là một cách vừa đơn giản mà hiệu quả lại vô cùng cao. Đồng thời cần phải giữ cho giấc ngủ của trẻ luôn được đầy đủ, trong chế độ ăn hằng ngày của bé cần phải được bổ sung thêm các loại rau xanh và hạn chế các thực phẩm cay nóng: ớt, tỏi, gừng,…
Cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em bằng phương pháp tự nhiên
Cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em bằng giấm táo và trà xô thơm cũng là một phương pháp mà các bậc phụ huynh nên cân nhắc vì hiệu quả của nó. Đối với giấm táo, phụ huynh có thể dùng để lau đầu hoặc pha với mật ong cho trẻ uống, trà xô cũng cần được đun sôi cho bé uống. Tuy nhiên, không nên áp dụng cách này với trẻ sơ sinh.
Việc đổ mồ hôi đầu quá nhiều sẽ dẫn đến trường hợp mồ hôi thấm ngược vào cơ thể bé nếu như không được lau khô, từ đó trẻ có thể bị sốt hoặc cảm lạnh, vì vậy cần phải liên tục lau khô mồ hôi đầu ở trẻ bằng khăn giấy khô để tránh những nguy hại này cho trẻ.
Còn đối với trẻ sơ sinh, bạn có thể áp dụng một số cách trị đồ mồ hôi đầu bằng phương pháp tự nhiên như dưới đây để đảm bảo an toàn cho bé nhé:
+Trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em bằng lá đinh lăng
Dùng lá đinh lăng sạch, đem phơi khô dưới nắng tự nhiên rồi rang nóng trên chảo đến khi lá giòn lại như lá trà đóng gói là được. Cố gắng giữ cho lá đinh lăng không bị gãy vụn, rồi trộn đều với bông gòn theo tỉ lệ 1:1 rồi cho vào bao gối mỏng. Sử dụng gối đinh lăng cho trẻ từ 1 tháng trở đi giúp trẻ có giấc ngủ chất lượng hơn và hỗ trợ làm mát, ổn định thân nhiệt vùng đầu, giảm tình trạng đổ mồ hôi đầu sinh lý ở trẻ vô cùng hiệu quả. Thỉnh thoảng, các mẹ nên đem phơi gối dưới nắng để tránh tình trạng ẩm mốc, tổn hại đến sức khỏe bé nhé.
+Trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em bằng lá lốt
Trong Đông y, lá lốt được biết đến với đặc tính thanh nhiệt, giải độc tố hiệu quả nên thường được áp dụng trong các công thức điều trị chứng đổ mồ hôi chân tay và nách ở người lớn. Do đó các mẹ cũng có thể áp dụng phương pháp tự nhiên này để giúp bé ngủ ngon, mát mẻ và không đổ mồ hôi.
Bạn chỉ cần rửa sạch một lá lốt rồi đem nấu với nước sôi và 1 thìa muối biển từ 5-10 phút. Sau đó dùng khăn sữa trẻ em thấm và vắt nước lá lốt, lau mặt, đầu và cơ thể bé trước khi ngủ. Thực hiện lặp lại từ 2-3 lần/ ngày để thân nhiệt bé ổn định và mát mẻ hơn nhé.
+Trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em bằng rau má
Rau má có tính hàn, thanh mát và giải nhiệt rất tốt nên được dùng để khắc phục chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ cực kỳ hiệu quả. Bạn có thể dùng rau má xay nhuyễn với một ít nước để lấy nước cốt, sau đó thấm vào khăn rồi lau mình cho bé trước khi ngủ để giúp cơ thể bé luôn mát mẻ, giảm tình trạng đổ mồ hôi trộm.
+Trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em bằng lá dâu tằm
Lá dâu tằm cũng được ứng dụng rất nhiều trong các mẹo trị liệu dân gian khi nhiễm phong hàn, sốt, lạnh, cảm cúm,… Lá dâu tằm giúp thanh nhiệt và đào thải độc tố rất tốt, hỗ trợ khí huyết lưu thông, đả thông kinh mạch và điều hoà thân nhiệt.
Các mẹ có thể dùng lá dâu tằm để nấu nước tắm cho bé mỗi ngày, như vậy sẽ giảm thiểu được chứng nhiệt người, nóng trong, đổ mồ hôi trộm, giúp bé thoải mái, mát mẻ và có giấc ngủ chất lượng hơn.
+Trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em bằng lá trầu không
Lá trầu không được ông bà ta sử dụng để điều trị chứng tắc nghẽn kinh mạch, sốt rét, nhiễm phong hàn, đổ mồ hôi nách, mồ hôi chân tay vô cùng hiệu quả. Vì vậy lá trầu không là một nguyên liệu hữu ích và an toàn mà các mẹ có thể sử dụng để khắc phục chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ em.
Bạn chỉ cần đâm nhuyễn một ít lá trầu không, sau đó bóp, vò trong tay rồi thoa lên lưng và đầu cho bé trước khi ngủ. Không nên thoa quá nhiều sẽ gây nóng rát và tổn thương da bé. Chỉ nên thoa nhẹ một lần rồi lau sạch lại với nước ấm sau 15 phút nhé.
Áp dụng phương pháp y khoa trị mồ hôi đầu ở trẻ hiệu quả
Uống thuốc kháng
Cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em bằng việc uống thuốc kháng cholinergic làm mức độ tiết mồ hôi giảm nhanh chóng tuy nhiên cần lưu ý những tác dụng phụ như khô miệng, da khô, mờ mắt… mà phương pháp này gây ra.
Trước khi dùng cho trẻ, các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để vạch ra liệu trình trị liệu an toàn, tránh tối đa các tác dụng phụ của thuốc đối với sức khỏe trẻ nhỏ.
Ngoài ra, bằng việc sử dụng các chế phẩm bôi tại chỗ hoặc các thủ thuật khác như liệu pháp ion và botox cũng là những cách nhanh chóng giúp giảm tiết mồ hôi ở trẻ. Tuy nhiên cách này không áp dụng cho trẻ sơ sinh và cần phải có sự tư vấn kỹ lưỡng của bác sĩ trước khi tiến hành thực hiện.
Liệu pháp ion
Liệu pháp ion trị chứng đổ mồ hôi trộm chống chỉ định với trẻ sơ sinh nhưng lại an toàn và hiệu quả đối với trẻ từ 4 tuổi trở lên. Do đó, các mẹ có thể cân nhắc và trị liệu cho bé bằng phương pháp này nếu muốn để giải quyết dứt điểm chứng đổ mồ hôi khó chịu. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng ở một số vùng da nhất định như chân, tay,… và không thể đối với vùng đầu, trán, mặt, gáy, lưng,…
Liệu pháp ion hoạt động theo cơ chế đưa một dòng điện âm dương với cường độ nhẹ và an toàn đi qua nước để tác động đến các đầu hệ thần kinh giao cảm ở đầu bàn tay và bàn chân. Từ đó giúp cân bằng ion, ngăn ngừa chứng tăng tiết mồ hôi trộm ở trẻ.
Liệu pháp botox
Đối với liệu pháp botox, bạn không nên áp dụng cho trẻ nhỏ dưới 10 tuổi. Tuy nhiên đối với trẻ em trên 10 tuổi, phương pháp này có hiệu quả điều trị lên đến 90%. Tiêm botox có thể giải quyết chứng tăng tiết mồ hôi ở mọi vùng da, điều trị tốt chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ em nhưng hiệu quả chỉ kéo dài được một thời gian ngắn.
Theo đó, cơ thể sẽ được tiêm một chất gọi là botox vào cơ thể ngay tại phần đầu của các tuyến mồ hôi và hệ thần kinh giao cảm. Lúc này, botox sẽ hoạt động làm tê liệu các tuyến mồ hôi và hệ thần kinh, ngăn chặn tình trạng tiết mồ hôi mất kiểm soát, giúp giảm thiểu chứng đổ mồ hôi trộm cực kỳ hiệu quả.
Trường hợp lượng mồ hôi đầu ở trẻ tiết ra nặng hơn, cách tốt nhất phụ huynh nên đến gặp bác sĩ để được đưa ra lời khuyên và có được cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em hiệu quả và nhanh chóng nhất.
Lưu ý khi trị đổ mồ hôi đầu cho trẻ
- Không áp dụng các liệu pháp ion, tiêm botox cho trẻ em dưới 10 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh
- Không dùng thuốc cho trẻ sơ sinh nếu không có hướng dẫn hay chỉ định của bác sĩ
- Chắc chắn các kiến thức an toàn khi áp dụng các mẹo dân gian, trị đồ mồ hôi đầu ở trẻ em bằng phương pháp tự nhiên tại nhà để tránh rủi ro, ảnh hướng đến sức khỏe trẻ nhỏ
- Nên thăm khám bác sĩ trước khi điều trị chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 năm tuổi
- Tìm hiểu nguyên nhân gây đổ mồ hôi trộm ở trẻ và áp dụng cách chữa trị phù hợp, đúng cách mới đem lại hiệu quả mong muốn, đảm bảo an toàn cho sức khỏe trẻ nhỏ.
Trên đây là những cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em, tuỳ vào tình trạng bệnh tình của bé cũng như quan điểm riêng của từng phụ huynh để có thể đưa ra phương pháp chữa trị hiệu quả nhất cho con em mình. Có thể thực hiện chữa trị tại nhà, đến nha sĩ hoặc kết hợp cả hai cách điều trị để giúp đem lại hiệu quả nhanh chóng nhất.
Bình luận