Đầu tóc bết dính do đổ mồ hôi khiến con người trở nên khó chịu và kèm theo đó là sự xấu hổ, lúng túng nhất là đối với những chị em phụ nữ có mái tóc dài. Vậy hiện tượng đổ mồ hôi đầu là bệnh gì và tại sao lại có hiện tượng này xảy ra, cùng theo dõi nhé!
Đổ mồ hôi đầu là bệnh gì?
Đổ mồ hôi đầu được xem là một phản ứng tự nhiên của cơ thể làm mát da khi vận động, tập thể thao hoặc trong thời tiết nóng bức. Ngoài ra, mồ hôi cũng được bài tiết nhiều hơn trong những lúc căng thẳng về tâm lý khi bối rối, tức giận hoặc sợ hãi.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì cơ chế kiểm soát mồ hôi bị rối loạn, tuyến mồ hôi có thể bài tiết quá mức bình thường và cũng có thể đây là dấu hiệu cảnh báo sớm của một số bệnh nguy hiểm.
Đổ mồ hôi đầu có khả năng chữa khỏi hay không?
Khi đổ mồ hôi đầu, thay vì xấu hổ thì bạn nên đi khám khoa thần kinh để được thăm khám và xác định được nguyên nhân. Thông thường có thể do cơ địa hoặc một số bệnh gây ra, tuy nhiên hầu hết các trường hợp đều có thể chữa trị.
Bạn nên trao đổi với các bác sĩ nếu thấy mồ hôi ra nhiều hơn, bạn cũng cần nêu rõ thời điểm đổ mồ hôi cụ thể trong ngày để bác sĩ nắm rõ tình hình. Một vài bài kiểm tra với giấy hoặc tinh bột có thể xác định được mức độ đổ mồ hôi cụ thể trong ngày.
Do đó bạn cần phải xác định nguyên nhân tại sao đổ mồ hôi đầu trước khi gặp bác sĩ để có giải pháp điều trị tình trạng nhanh chóng và kịp thời. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi đầu.
Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh đổ mồ hôi đầu
Hệ thần kinh thực vật bị rối loạn
Nhánh giao cảm của hệ thần kinh thực vật khi bị hưng phấn quá mức thường gửi tín hiệu chỉ huy liên túc kích thích tuyến mồ hôi bài tiết. Đây được xem là một trong những nguyên nhân gây đổ mồ hôi phổ biến nhất.
Không chỉ ra nhiều mồ hôi vùng đầu, mà hệ giao cảm có gây tác động lên nhịp tim, nhịp thở cũng như các vận động khác, do đó những người thường xuyên ra mồ hôi cũng kèm theo nhịp tin nhanh, hồi hộp, lo lắng, căng thẳng.
Sử dụng thực phẩm cay nóng
Mồ hôi cũng thường xuất hiện nhiều trên trán, mặt, da dầu và cổ ngay khi vừa ăn những thực phẩm nóng như tỏi, tiêu, tớt hoặc đồ uống có tính kích thích như rượu, ba, café,… Nhưng phần lớn các trường hợp đều là do đổ mồ hôi vị giác, đây được xem là kết quả của quá trình tổn thương dây thần kinh tuyến mang lại.
Thay đổi nội tiết tố
Đổ nhiều mồ hôi đầu do thay đổi nội tiết tố thường gặp ở thời kỳ tiền mãn kinh ở phụ nữ và mãn dục ở nam. Chính sự sụt giảm nồng độ estrogen và progesterone là nguyên nhân chính gây nên tình trạng đổ mồ hôi.
Bệnh tim
Đồ mồ hôi kết hợp với các biểu hiện như chóng mặt, đau ngực hoặc khó vận động được xem là dấu hiệu của bệnh nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Tổn thương thần kinh
Những người trong giai đoạn sớm của bệnh parkinson, lao, ung thư, nhiễm trùng nặng có thể gây tổn thương đến đến các dây thần kinh khiến mồ hôi toát ra ở đầu và các vị trí khác. Ngoài ra đổ mồ hôi đầu cũng được xem là tác dụng của một số thuốc điều trị như bệnh tâm thần, huyết áp cao,…
Cần thay đổi thực đơn để giảm tình trạng đổ mồ hôi
Tăng cường bổ sung vitamin cho cơ thể
Bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể cũng giúp hạn chế đổ mồ hôi đầu, đặc biệt là vitamin B có nhiều trong các loại trái cây, ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, đậu xanh,…), rau xanh, trứng, cá,… Bổ sung đầy đủ 2 lít nước mỗi ngày cũng được xem là cần thiết vì có thể bù lại lượng nước bị thiếu hụt khi đổ mồ hôi.
Hạn chế các thực phẩm cay nóng
Đồng thời bạn cũng nên hạn chế tuyệt đối một số loại thực phẩm có thể tăng nguy cơ tiết mồ hôi đầu như tỏi hoặc các thực phẩm có chứa gia vị cay nóng.
Trường hợp nếu ra quá nhiều mồ hôi do tác dụng phụ của thuốc, bạn cũng có thể trao đổi với bác sĩ để đổi sang thuốc khác an toàn hơn. Nhất là khi bạn đang mắc các bệnh lý về tim mạch, các bài tập vật lý trị liệu có thể kiểm soát tốt đổ mồ hôi.
Hy vọng với những thông tin chắc hẳn bạn đã tìm ra câu trả lời đổ mồ hôi đầu là bệnh gì. Việc phát hiện và điều trị sớm thì bệnh chắc chắn sẽ được điều trị nhanh chóng.
Bình luận