Hơi thở thơm mát sẽ giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày, ngược lại hôi miệng là nguyên nhân khiến nhiều bạn mất tự tin và ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt ngày thường. Vì vậy, việc tìm hiểu vì sao nước bọt có mùi hôi và cách điều trị là rất cần thiết.
Hãy tham khảo bài viết để lấy lại sự tự tin trong sinh hoạt ngày thường.
Tại sao nước bọt có mùi hôi?
Bạn biết không? Mùi hôi miệng xuất phát từ tuyến nước bọt có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
- Hút thuốc lá: Không chỉ sinh mùi khó chịu từ mùi đặc trưng của khói thuốc mà thói quen này cũng là nguyên nhân khiến các tuyến nước bọt hoạt động kém. Từ đó, gai lưỡi kém độ ẩm và phát triển mạnh là nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng.
- Thức ăn thừa: Quá trình nhai thức ăn sẽ nghiền nhuyễn chúng, nên đôi khi những vụn thức ăn này có thể bám vào kẽ răng và quanh nướu. Thức ăn lên men tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi phát triển trong khoang miệng gây ra tình trạng tuyến nước bọt có mùi hôi.
- Vệ sinh răng miệng: Nhiều trường hợp lười vệ sinh răng miệng sẽ dẫn đến các mảng bám thức ăn tồn đọng quá nhiều. Các mảng bám tích tụ lâu ngày không những gây hôi miệng mà còn dẫn đến bệnh nha chu.
- Sỏi amidan: Tình trạng viêm amidan sẽ hình thành các viên sỏi amidan màu trắng từ những vụn thức ăn. Lâu ngày, sỏi càng lớn sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng hắt xì nước bọt có mùi hôi.
Bên cạnh những nguyên nhân trên, tình trạng hôi miệng còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác như: khoang miệng chứa nhiều vi khuẩn, tác dụng phụ của nhiều loại thuốc hay thậm chí là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm.
Cách nhận biết nước bọt có mùi hôi
Thông thường, bạn sẽ không thể phát hiện ra mùi hôi miệng của bản thân. Chính vì vậy, hãy học ngay cách nhận biết mùi hôi trong khoang miệng bằng những phương pháp sau:
- Liếm cổ tay
Đây là phương pháp được nhiều bạn áp dụng khi không có thiết bị chuyên dụng. Để thực hiện, các bạn chỉ cần dùng lưỡi liếm nhẹ lên phần cổ tay. Sau đó, đợi khoảng 3 – 5 phút để nước bọt tự khô rồi đưa cổ tay lên mũi ngửi. Kết quả mùi ở cổ tay sẽ cho bạn biết về tình trạng hơi thở của bản thân.
- Kiểm tra lưỡi
Lưỡi cũng là vị trí biểu hiện hơi thở bạn có mùi khó chịu hay không. Bạn có thể thực hiện phương pháp này bằng cách dùng một chiếc muỗng, dụng cụ vệ sinh lưỡi.
Sau đó, đặt sâu vào cuống lưỡi rồi gạt nhẹ phần nước bọt. Tiếp đến bạn chỉ cần kiểm tra mùi trên vật dụng là có thể biết được nước bọt có mùi hôi hay không.
- Ngửi trực tiếp hơi thở
Đây là phương pháp vô cùng đơn giản nhưng lại rất hiệu quả trong việc kiểm tra hơi thở. Bạn chỉ cần dùng hai bàn tay khum vòng cung sau đó chụm lên vùng mũi và miệng. Tiếp đến, các bạn thở liên tục bằng miệng và hít vào bằng mũi để kiểm tra hơi thở có mùi hay không.
*Với những phương pháp trên đây các bạn chỉ thực hiện trước khi dùng nước súc miệng, kem đánh răng.
Cách chữa nước bọt có mùi hôi đơn giản
Sau khi đã xác định được tình trạng mùi hôi miệng, bạn có thể thực hiện theo các phương pháp sau đây để khắc phục tình trạng này:
Vệ sinh lưỡi
Như đã nói ở trên, lưỡi đặc biệt là phần sâu trong lưỡi thường bám nhiều thức ăn thừa và tích tụ vi khuẩn gây mùi. Vì vậy, để hơi thở thơm mát các bạn nên vệ sinh lưỡi cùng việc vệ sinh răng. Hiện nay, có nhiều dụng cụ cạo lưỡi tại nhà giúp bạn làm sạch lưỡi một cách dễ dàng.
Uống nhiều nước
Cơ thể bổ sung đủ nước sẽ giúp các khoang miệng và lưỡi có được độ ẩm tự nhiên để kích thích tiết nước bọt. Từ đó, sẽ hạn chế tình trạng các gai lưỡi phát triển – giảm vi khuẩn phát triển. Vì vậy, mỗi ngày bạn nên uống đủ từ 2 lít nước trở lên để đảm bảo sức khỏe.
Khám răng miệng định kỳ
Mỗi năm các bạn nên khám răng miệng định kỳ 2 lần. Việc chủ động khám răng định kỳ sẽ phát hiện sớm các bệnh về răng miệng (nếu có), giúp việc điều trị dễ dàng hơn. Đồng thời mỗi lần khám răng cũng giúp bạn chủ động trong việc làm sạch cao răng – nguyên nhân gây hôi miệng.
Vệ sinh răng miệng
Đây chắc hẳn là cách điều trị mùi hôi trong khoang miệng hiệu quả nhất mà bạn nên thực hiện. Bạn nên đánh răng đúng khoa học, đánh đều mặt trong và mặt ngoài răng, đánh răng mỗi ngày 2 – 3 lần. Bên cạnh đó, các răng trong cùng cũng cần được làm sạch đúng cách. Đặc biệt các bạn nên dùng thêm nước súc miệng để làm sạch các kẽ răng.
Tình trạng nước bọt có mùi hôi rất phổ biến với nhiều nguyên nhân khiến sinh hoạt bị đảo lộn. Hy vọng với những thông tin trên đây, sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức bổ ích để phòng ngừa và điều trị đúng cách khi gặp tình trạng này.
Xem thêm về bài viết liên quan:
- Phương pháp trị hôi miệng từ dạ dày hiệu quả nhất
- Mách nhỏ cách trị hôi miệng từ cổ họng, trả lại hơi thở tự tin
- Tại sao đánh răng xong vẫn hôi miệng? Cách khắc phục
- Lưỡi có mùi hôi có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả
- 10+ cách trị hôi miệng tận gốc tại nhà nhanh chóng hiệu quả
Bình luận