Ra nhiều mồ hôi ở mặt là bệnh gì? Cách điều trị như thế nào


Tuyến mồ hôi ra nhiều ở một số vị trí trên cơ thể như nách, bẹn, lưng, đầu và mặt đều đem lại rất nhiều rắc rối. Tuy nhiên, nguyên nhân của tình trạng này đôi khi không đơn giản như bạn nghĩ mà có thể bắt nguồn từ vấn đề sức khỏe. Vậy ra nhiều mồ hôi ở mặt là bệnh gì?

Cùng Xịt Khử Mùi tìm hiểu ngay bài viết sau đây.

Ra nhiều mồ hôi ở mặt là bệnh gì?

Ra mồ hôi nhiều ở mặt thường xác định khi mồ hôi đổ nhiều quá mức ở những vùng trán, hai bên cánh mũi, phần trên của vùng môi, dưới cằm và đặc biệt là nhiều trên da đầu.

Ngoài ra thì ra mồ hôi nhiều ở mặt cũng dễ dàng xác định khi khuôn mặt luôn trong tình trạng đỏ bừng, dễ dàng tăng tiết mồ hôi khi cảm thấy căng thẳng hoặc ngay sau khi vừa ăn một món ăn bất kỳ.

Điều này chứng tỏ tình trạng ra mồ hôi nhiều ở mặt của bạn là bất thường, nên sẽ cần phải có biện pháp giảm thiểu tình trạng này nhằm loại bỏ những nguy cơ ảnh hưởng đến làn da và sức khỏe.

Xác định nguyên nhân gây khiến cho ra mồ hôi nhiều ở mặt
Xác định nguyên nhân gây khiến cho ra mồ hôi nhiều ở mặt

Ra nhiều mồ hôi ở mặt đôi khi chỉ là một vấn đề nhỏ nhưng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng sức khỏe bất ổn của bạn. Vậy làm sao để nhận biết tình trạng của bạn có đáng báo động hay không?

Hãy tham khảo những thông tin dưới đây để xác định được vấn đề gặp phải và đến khám chữa bệnh nếu có nhé.

  • Rối loạn hệ thần kinh giao cảm

Hệ thần kinh giao cảm điều khiển các hoạt động của tim, phổi và tứ chi nên khi đổ mồ hôi nhiều ở mặt do rối loạn hệ thần kinh giao cảm thường xuất hiện thêm các triệu chứng: khó thở, tim đập nhanh bất thình lình, cơ thể mệt mỏi, suy nhược.

Khi bạn mắc chứng rối loạn hệ thần kinh giao cảm, thì mồ hôi sẽ đổ liên tục dù bạn ở môi trường nhiệt độ thấp. Mồ hôi không chỉ ra nhiều ở mặt mà còn ở lưng, cổ, bàn tay, bàn chân, nách,… khiến cơ thể mất nước và mệt mỏi nhanh chóng.

Rối loạn hệ thần kinh giao cảm có thể do duy truyền, bẩm sinh hoặc bị tác động do phẫu thuật, va chạm mạnh đến não,…

  • Chuyển hóa hoặc rối loạn nội tiết tố

Khi mồ hôi ra nhiều ở mặt do rối loạn hoặc chuyển hóa nội tiết tố sẽ có triệu chứng mồ hôi ra nhiều khắp cơ thể và làn da trở nên thô ráp, nám sạm, xuống sắc, bị thâm, nám da, tàn nhang,… Nếu để lâu dài sẽ gây nên bệnh cường giáp, đái tháo đường.

  • Béo phì

Béo phì gây cản trở hệ tuần hoàn máu, ảnh hưởng đến hoạt động của tim, các tuyến thần kinh giao cảm, vì vậy sẽ thường xuyên bị đổ mồ hôi nhiều ở mặt.

Ngoài ra việc lượng mỡ trong máu cao nhưng cân nặng bình thường cũng gây đổ mồ hôi nhiều ở mặt và bạn cần phải chú ý để tránh các bệnh lý về gan, phổi, máu, tim,…

Béo phì là một trong những căn bệnh gây đổ mồ hôi ở mặt

  • Bệnh tim

Những trường hợp bị bệnh tim khi bị kích động sẽ gây khó thở, đau tim, đau thắt lồng ngực và khó vận động, đi kèm với đó là mồ hôi sẽ tiết ra nhanh chóng và nhiều ở mặt, lưng, cổ,… Trường hợp này nếu không giải quyết kịp thời sẽ có nguy cơ gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim

  • Mang thai

Trong suốt giai đoạn thai kỳ, cơ thể mẹ bầu sẽ liên tục thay đổi nội tiết tố, dễ bị nóng trong, nhiệt người cùng tình trạng tâm lý bất ổn sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thần giao cảm. Từ đó tuyến mồ hôi sẽ tiết ra nhiều hơn ở mặt và khắp cơ thể.

  • Tổn thương thần kinh

Một số trường hợp chấn thương đầu, di chứng phẫu thuật não, bệnh Parkinson, ung thư, nhiễm trùng,… sẽ phá vỡ hệ thống điều khiển của bộ thần kinh trung ương, bao gồm các tuyến thần kinh mồ hôi. Do đó mồ hôi sẽ ra nhiều hơn ở mặt và lưng.

Những trường hợp ra mồ hôi mặt không phải bệnh lý

Những trường hợp dưới đây mồ hôi ra nhiều ở mặt nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe và chỉ xuất hiện ở một giai đoạn ngắn.

  • Hội chứng frey

Hội chứng này còn được gọi là ra mồ hôi vị giác. Khi bạn ăn cay, nóng, sử dụng chất kích thích sẽ tác động đến tuyến thần kinh vùng mang tai, tuyến nước bọt và khiến cho mồ hôi ra nhiều ở trán, mũi và cằm.

Ăn cay khiến mồ hôi mặt ra nhiều hơn bình thường

  • Nhiệt người

Nhiệt độ cơ thể tăng cao do nóng trong, nhiệt người sẽ kích thích sự hoạt động của các tuyến mồ hôi nhằm hạ nhiệt cho cơ thể. Vì vậy khi bạn bị sốt cao hoặc nhiệt người thì sẽ đổ nhiều mồ hôi ở mặt nhưng sẽ hết sau vài ngày và không ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Tăng tuần hoàn máu

Tăng tuần hoàn máu diễn ra khi bạn vận động nhiều, mạnh, căng thẳng,… khiến cho nhịp tim tăng nhanh, nhiệt độ cơ thể tăng cao. Lúc này cơ thể sẽ tiết nhiều mồ hôi ở mặt và khắp cơ thể.

Đổ nhiều mồ hôi ở mặt do vận động mạnh

Tác hại của mồ hôi ra nhiều ở đầu và mặt

Mồ hôi ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gây ra các bệnh nếu không được điều trị tốt, cụ thể dưới đây:

  • Bệnh da liễu: Làn da ẩm ướt với nhiều mồ hôi và các chất bài tiết là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, vi nấm phát triển gây ra các vấn đề về da như mụn nhọt, mề đay, nấm da.
  • Mất nhiều nước: Lượng nước mất đi quá nhiều mà không được bổ sung kịp thời, đầy đủ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, chân tay bị chuột rút, …
  • Mùi cơ thể khó chịu: Do vi khuẩn phát triển trên da và bài tiết các sản phẩm thải sẽ gây ra mùi cơ thể khó chịu.
  • Ảnh hưởng tâm lý: Người bị ra mồ hôi hay lo lắng, tự ti và ngại giao tiếp với mọi người xung quanh, từ đó tâm tính trở nên cáu bẳn, hay gắt gỏng thậm chí là dẫn tới trầm cảm.

Mùi cơ thể khiến bạn thiếu tự tin, rụng rè

Cách điều trị mồ hôi ra nhiều ở đầu và mặt hiệu quả

Tùy theo mức độ mỗi người, có thể áp dụng một trong các cách dưới đây:

Phẫu thuật cắt hạch giao cảm

Không giống như việc nạo hút tuyến mồ hôi ở những vùng như bàn tay bàn chân, bạn sẽ không thể loại bỏ tuyến mồ hôi ở trên da mặt. Thay vào đó thì thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành cắt hạch thần kinh giao cảm đề loại trừ tình trạng ra mồ hôi nhiều ở mặt.

Phẫu thuật cắt hạch giao cảm là một thủ thuật tương đối đơn giản và dễ tiến hành,có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng bù lại lại sẽ khiến cho mồ hôi tiết ra nhiều hơn ở những vùng dưới cơ thể như nách, bàn tay hoặc bàn chân.

Sử dụng các hoạt chất chống đổ mồ hôi ngoài da

Nếu bạn muốn hạn chế tình trạng ra mồ hôi nhiều ở mặt trong những khoảng thời gian cố định, thì sử dụng các hoạt chất chống mồ hôi là điều an toàn và phù hợp mà bạn có thể lựa chọn.

Dùng phấn rôm có thể hạn chế mồ hôi ra nhiều ở mặt
Dùng phấn rôm có thể hạn chế mồ hôi ra nhiều ở mặt

Cũng là cách đơn giản nhất để giảm thiểu tình trạng mồ hôi nhiều trên mặt,  bằng những chất có chứa thành phần muối nhôm hoặc hạt hút ẩm như phấn rôm sẽ ngăn mồ hôi thoát ra trên mặt. Những sản phẩm này thường được bào chế dưới dạng xịt, lăn hoặc bột để rắc lên da nên rất tiện lợi và dễ sử dụng.

Tiêm botox lên da mặt

Phương pháp tiêm botox được coi là một cách để hạn chế ra mồ hôi nhiều ở mặt, nhờ khả năng hạn chế tín hiệu thần kinh kích thích tuyến mồ hôi trên da mặt nên phương pháp này rất được ưa chuộng.

Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này chính là việc phải sử dụng liên tục bởi botox sẽ bắt đầu hết hiệu quả sau 6 tháng. Chính vì vậy mà hiệu quả duy trì sẽ không kéo dài vĩnh viễn như mong muốn mà chỉ có thể tác dụng trong khoảng thời gian chỉ định.

Dùng thuốc điều trị để ngăn tăng tiết mồ hôi

Sử dụng thuốc điều trị theo đơn của bác sĩ thường dùng đó là loại thuốc kháng cholinergic đường uống. Tuy nhiên, loại thuốc này gây ra một vài tác dụng phụ như khô miệng, nhìn mờ, táo bón. Vì vậy, không nên dùng lâu dài, cách này chỉ hữu dụng cho những bệnh nhân điều trị ngắn hạn.

Ngoài những biện pháp đã nêu trên thì việc sử dụng các loại thuốc đặc trị,  chống tiết mồ hôi hoặc giảm thiểu mồ hôi ở mặt là hướng đi được nhiều người tin dùng và lựa chọn.

Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm thuốc kháng mồ hôi với thành phần như oxybutynin, glycopyrrolate, hạn chế khả năng hoạt động của hạch giao cảm atenolol, metoprolol. Ngoài ra còn có các loại thuốc an thần giúp ngăn tiết mồ hôi mặt như diazepam, clonazepam…

Có thể sử dụng một số loại thuốc để ngăn tăng tiết mồ hôi
Có thể sử dụng một số loại thuốc để ngăn tăng tiết mồ hôi

Tuy nhiên phần lớn những loại thuốc này đều không không mang lại hiệu quả dài hạn nếu bạn muốn điều trị tình trạng ra mồ hôi nhiều ở mặt, có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn nếu sử dụng không đúng cách.

Sử dụng các loại thảo mộc tự nhiên

Bên cạnh việc điều trị do bác sĩ chỉ định, bạn nên sử dụng thêm một vài loại thảo mộc như cây xô thơm, măng tây hoặc sản phẩm thực phẩm chức năng được bào chế từ các loại dược liệu để cải thiện tình trạng này.

Ngoài ra, cũng phải lưu ý đến chế độ ăn uống và phải lối sống lành mạnh hơn.

Thảo dược chiết xuất từ cây xô thơm giảm lượng mồ hôi hiệu quả
Thảo dược chiết xuất từ cây xô thơm giảm lượng mồ hôi hiệu quả

Sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên ngăn mồ hôi

Trong những trường hợp đổ mồ hôi không rõ nguyên nhân hoặc do rối loạn thần kinh, một số giải pháp sau sẽ giúp bạn ngăn mồ hôi tiết ra hiệu quả:

Chọn những thực phẩm nhiều chất xơ từ ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, gạo lứt, cùng với các loại khác như đậu nành, các loại trái cây, rau màu xanh đậm như rau bina, bí đao…

Nước ép dưa chuột, bí đao cũng có ích với người bị đổ mồ hôi nhiều. Ngoài ra, nước ép có thể để trong tủ lạnh để uống hoặc thoa lên vùng da mặt cho đến khi khô, sau đó rửa sạch bằng nước bình thường, và nên thực hiện 2 lần/ngày.

Nước ép dưa chuột rất có ích cho người ra nhiều mồ hôi

Hạn chế các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ béo, muối, đường, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng hay các đồ uống gây kích thích đổ mồ hôi như trà đặc, bia rượu, cà phê, …

Thay đổi lối sống sinh hoạt như không nên thức khuya, không được căng thẳng vì điều này làm mồ hôi đổ nhiều hơn. Nên ngủ đủ giấc, tập luyện thể dục đều đặn, hợp lý.

Đối với da mặt: Dùng một cục đá lạnh bọc trong lớp vải màn. Lau sạch mặt bằng cách này 2-3 lần trong ngày, nước đá lạnh sẽ làm se khít lỗ chân lông ngăn đổ mồ hôi tiết ra.

Hạn chế sử dụng các loại kem dưỡng da, đặc biệt là trong mùa hè bởi vì nó làm tình trạng đổ mồ hôi nặng hơn và gây mụn trứng cá. Thay vào đó, có thể sử dụng một số loại phấn bột giúp thấm hút mồ hôi trên khuôn mặt hàng ngày.

Hi vọng những thông tin trên bài viết sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc “ra nhiều mồ hôi ở mặt là bệnh gì?”. Từ đó kiểm soát được tình trạng sức khỏe của mình và sớm tìm ra giải pháp điều trị nếu mắc bệnh nhé.

Đánh giá bài viết

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan